Răng móm là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bạn cần phải giải quyết ngay. Vậy khi nào nên niềng răng chỉnh móm? niềng răng chữa cười hở lợi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Niềng răng chỉnh móm khi nào? |
Niềng răng chỉnh móm khi nào?
Móm răng là một dạng bệnh lý về khớp cắn rất phức tạp, làm phá vỡ mối tương quan hài hòa giữa răng hàm trên và răng hàm dưới. Dấu hiệu nhận biết răng móm là các răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài quá mức bình thường, khi ngậm miệng thì răng hàm dưới bao phủ răng hàm trên.
Cũng như các sai lệch khách, răng móm do nhiều nguyên nhân gây ra như thói quen lúc nhỏ hay đẩy lưỡi, ngậm ti giả… Tuy nhiên đa phần nguyên nhân là do di truyền từ người thân cùng huyết thống trong gia đình.
Niềng răng chỉnh móm được bác sĩ chỉ định sau khi tiến hành kiểm tra tình trạng sai lệch, xác định được dạng răng móm. Có hai dạng răng móm là móm do răng và móm do xương hàm. Chỉ khi móm do răng, tức là răng chìa ra ngoài so với xương hàm thì niềng răng mới mang lại hiệu quả. Các trường hợp móm do xương hàm, gây rối loạn khớp cắn, xương hàm mặt và xương sọ bất cân xứng thì niềng răng không có hiệu quả tối đa, lúc này cần kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật xương hàm.
Quy trình niềng răng chỉnh móm như thế nào?
Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng, đánh giá dạng răng móm và các bệnh lý đang mắc phải để điều trị trước khi niềng răng chỉnh móm.
Bước 2: Chụp Xquang xác định cấu trúc xương hàm và lập phác đồ điều trị chuẩn xác.
Bước 3: Tùy vào tình trạng răng, xương hàm, điều kiện thời gian, điều kiện chi trả của người bệnh mà bác sĩ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp.
Bước 4: Thu thập các dữ liệu về dấu hàm của bệnh nhân để kết đánh giá và phân tích với các khớp thái dương hàm, cơ nhai để chế tác khí cụ niềng răng tương thích. Đồng thời dữ liệu này được nhập trong phần mềm chỉnh nha chuyên dụng để theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Bước 5: Tiến hành lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi mới gắn mắc cài lên răng, tạo lực kéo theo tính toán trong phác đồ điều trị.
Bước 6: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và đặt lịch tái khám.
Niềng răng chỉnh móm không gây ra bất kì đau đớn nào cho bạn, vì vậy hãy đến trực tiếp nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể tình hình răng miệng cho bạn và chỉ định phương pháp niềng răng an toàn.
Bài viết được trích nguồn tại: https://phuongphapniengranglechlac.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT